Ngày xuân trò chuyện thưởng trà

 

“Mỗi khi khách đến chơi nhà/ Đốt than quạt nước pha trà người xơi/ Trà này quý lắm người ơi/ Mỗi người một chén cho tôi vừa lòng" - Câu Dân ca quan họ Bắc Ninh này đã phần nào nói hết về một nét văn hoá xưa kia của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về: Văn hóa thưởng trà. Hãy cùng MAYA GOLD tìm hiểu về văn hoá độc đáo này qua bài viết dưới đây nhé!

Tại Việt Nam, trà không chỉ là một thứ nước giải khát thông thường mà chúng còn chứa đựng một thứ nghệ thuật ẩm thuỷ hay nói không ngoa, trà chính là cuộc sống của người Việt. Dường như thế, chén trà luôn là nguồn mở đầu câu chuyện.

Khởi đầu năm mới, trong phút linh thiêng chuyển giao đất trời, cùng với lòng thành kính, gia chủ của một gia đình sẽ pha một ấm trà quý dâng lên bàn thờ gia tiên cùng mâm ngũ quả để tưởng nhớ ân đức của tổ tiên.

Chén trà luôn là nguồn mở đầu câu chuyện.

Hương trầm thoang thoảng bay hòa cùng hương trà tinh khôi ấm nóng bên tiết trời se lạnh đã đủ để thấy được Tết đang đến, xuân đã về, đấy chính là ký ức không thể quên của mỗi con người Việt Nam trong dịp này.

Trang trí bàn trà là cách thể hiện sự tinh tế của gia chủ không một vật nào có thể thừa trên bàn trà hay bày biện một cách vụng về. Ấm trà đầu tiên năm mới được khai màn ngay chính trong tổ ấm để cả nhà có thể cùng quây quần bên nhau, gửi đến nhau những lời chúc năm mới sung túc, an lành.

Thưởng trà của người Việt

Người Việt thưởng trà không công phu, cầu kỳ như người Trung Quốc, Đài Loan cũng không nghiêm ngặt như trà đạo của Nhật Bản. Thưởng trà của người Việt tối giản và nhẹ nhàng. Không gian thưởng trà của người Việt thường thấy là dưới mái hiên nhà, nó phù hợp với thiên nhiên không đóng kín trong nhà.

Dụng cụ pha trà đạt sự tối giản tối đa, mọi thứ đều đủ không hoa mỹ phô trương. Tuy vậy chúng vẫn tỏa ra sự tinh tế trong thưởng trà của người Việt.

Nước ngon pha trà sẽ làm nổi bật các đặc tính tiềm tàng có trong lá trà. Những đặc trưng của trà sẽ được đánh thức khi có nước tác động. Ngay cả khi cách pha trà còn nhiều hạn chế, chất lượng trà thường nhưng nước ngon vẫn làm tăng chất lượng chén trà. Nước phải ngon thì trà pha mới chất. Nước ngon phải đạt một số tiêu chuẩn như: nước mềm, mát, màu sắc trong suốt, không vẩn, không mùi, vị tươi mát, ngọt ngào …

Nghệ thuật pha trà của người Việt đan xen sự cầu kỳ, tinh tế trong cái giản dị. Chúng không đòi hỏi ta phải làm chủ một cách chính xác từng bước và từng động tác trong kỹ thuật pha trà một cách máy móc.

Sự hoàn hảo của nghệ thuật pha trà được thể hiện trong nguyên lý cơ bản đó là làm chủ được kỹ thuật, hiểu được đặc trưng cấu thành trong việc pha trà gồm: nước, lá trà, ấm và dụng cụ pha trà. Trong đó cái chính cốt để tìm ra phương thức tốt nhất để tăng hương thơm và vị ngon của trà.

Nghệ thuật pha trà của người Việt đan xen sự cầu kỳ, tinh tế trong cái giản dị

Trải qua một thời gian dài thưởng trà, vị giác của quý trà hữu dần trở nên tinh tế, thẩm vị nhạy bén và rõ ràng hơn bao giờ hết. Trải nghiệm với biết bao mùi vị, biết bao cung bậc cảm xúc từ mạnh mẽ, dậy hương đến thâm trầm, lắng đọng giữa muôn vàn rối ren mang lại từ danh, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Rồi đến một lúc chín muồi, trái tim sẽ mách bảo mình uống trà là vì điều gì.

Uống trà không phải là tất cả sự vui thú trong đời sống tinh thần. Uống trà chỉ là điều kiện cần chứ không phải đủ. Điều kiện đủ là tinh thần và thái độ của tự thân dành cho trà như thế nào khi chuyên tâm pha trà hoặc mời bạn bè thân thiết trong khoảnh khắc hội ngộ nhau. Người không thưởng trà thì vẫn vui vẻ pha tách cà phê, ly nước mát hoặc rót ly nước lọc mời thân hữu hàn huyên cũng đều đáng trân trọng.

Ngày xuân trò chuyện thưởng trà là một nét văn hoá đẹp cần được duy trì của người Việt. Hãy liên hệ MAYA GOLD để được tư vấn và hỗ trợ hiệu quả nhé!